K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy...
Đọc tiếp

Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.

     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp, vỗ về con Én nhỏ. Chú quyết định mang chú chim Én tội nghiệp về nhà chăm sóc và làm cho nó một cái tổ khác, hàng ngày chăm cho con Én ăn, hết mực yêu thương và quan tâm đến Én nhỏ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã dần lành vết thương.

    Cuối thu, trời lạnh dần. Hằng ngày, khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé. Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo: “Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.” Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én  mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên được chú bé.

        Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ thay, cây bầu rất tươi tốt nhưng chỉ có mỗi một quả. Hàng ngày, chú bé vẫn yêu quý, chăm sóc cây bầu.

       Đến mùa thu hoạch, chú bé muốn đem quả bầu về nhà. Nhưng quả bầu to quá, cả nhà chú bé phải cùng nhau khiêng mới đưa được về nhà. Ai nấy đều vui.  Khi bổ quả bầu ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu nhiều không kể xiết. Gia đình chú bé vui mừng gọi bà con hàng xóm sang và chia sẻ cùng họ số vàng bạc, châu báu có trong ruột quả bầu tiên.

       Trong làng, có một tên địa chủ tham lam, độc ác. Hắn nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều hạt bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

       Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

     Con Én khốn khổ bay đi. Kì diệu thay, mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Hắn bắt người hầu trong nhà ngày đêm chăm sóc quả bầu, không được lơi lỏng. Quả bầu cũng lớn nhanh như thổi, to dần, to dần…

      Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra ngoài. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên, hí hửng với số vàng bạc châu báu sắp có. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc châu báu chẳng thấy đâu, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra khiến lão hoảng sợ, ngã ngửa người ra và bị rắn rết cắn chết. Thật đáng đời kẻ tham lam độc ác.
Câu Hỏi:

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản có cùng thể loại như vậy.

 

Câu 2. Việc làm của chim Én với chú bé có đáng khen không? Nó nhắc nhở con điều gì trong cuộc sống?

Câu 3. Con sẽ làm gì khi thấy một người nào đó hay một con vật rơi vào hoàn cảnh éo le cần được giúp đỡ? Hãy viết khoảng ba câu văn lý giải vì sao con làm như vậy.

Giúp mik với. mik cảm ơn 

 

3
13 tháng 3 2022

ét o ét

13 tháng 3 2022

Câu 1

Thể loại : Truyện cổ tích 

Cùng thể loại với " quả bầu tiên " là cây tre trăm đốt

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúngQUẢ BẦU TIÊNNgày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới...
Đọc tiếp

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng

QUẢ BẦU TIÊN

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.

Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo:

– Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.

Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én đang chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên chú bé.

Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu.

Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!

Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

Con Én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam độc ác.

Nguồn: Internet

1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện đồng thoại.

2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.

3. Nhân vật chính trong truyện trên là ai?

A. Chú bé. B. Chú bé, chim én.

C. Chú bé, tên địa chủ. D. Chú bé, tên địa chủ, chim én.

4. Kết cấu trong của văn bản trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào đã học?

A. Thạch Sanh. B. Cây khế.

C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

5. Chi tiết kì ảo trong văn bản Quả bầu tiên là chi tiết nào? (nhiều đáp án)

A. Con chim bị thương được cậu bé chăm sóc.

B. Đến mùa đông, con chim bay về miền Nam tránh rét cùng đồng loại của mình.

C. Con chim tặng cho chú bé và tên địa chủ mỗi người một hạt bầu.

D. Quả bầu của cậu bé có rất nhiều vàng bạc châu báu còn của tên địa chủ thì toàn rắn rết.

6. Trong đoạn văn sau có từ láy nào:

“Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.”

A. Ôm ấp. B. Chăm sóc. C. Tận tình. D. Hối hả.

7. Con chim én trong truyện có chức năng chính là:

A. Thể hiện đạo lí đền ơn, đáp nghĩa của nhân dân ta.

B. Thể hiện quan điểm cứu vật, vật tất sẽ trả ơn.

C. Thưởng/ phạt nhân vật, thể hiện ước mơ về xã hội công bằng của nhân dân ta.

D. Có chức năng phụ trong truyện, thử thách tấm lòng, sức mạnh, phẩm chất của hai nhân vật.

8. Kết thúc của truyện đã gửi gắm đến chúng ta bài học nào?

A. Hãy biết yêu thương mọi thứ xung quanh ta, nhất định ta sẽ được báo đáp.

B. Phải biết chăm chỉ lao động, trung thực thật thà.

C. Hãy biết lắng nghe thế giới tự nhiên, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

D. Phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương, không được tham lam nếu không sẽ gặp quả báo.

2
22 tháng 3 2022

1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện đồng thoại.

2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.

3. Nhân vật chính trong truyện trên là ai?

A. Chú bé. B. Chú bé, chim én.

C. Chú bé, tên địa chủ. D. Chú bé, tên địa chủ, chim én.

4. Kết cấu trong của văn bản trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào đã học?

A. Thạch Sanh. B. Cây khế.

C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

5. Chi tiết kì ảo trong văn bản Quả bầu tiên là chi tiết nào? (nhiều đáp án)

A. Con chim bị thương được cậu bé chăm sóc.

B. Đến mùa đông, con chim bay về miền Nam tránh rét cùng đồng loại của mình.

C. Con chim tặng cho chú bé và tên địa chủ mỗi người một hạt bầu.

D. Quả bầu của cậu bé có rất nhiều vàng bạc châu báu còn của tên địa chủ thì toàn rắn rết.

6. Trong đoạn văn sau có từ láy nào:

“Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.”

A. Ôm ấp. B. Chăm sóc. C. Tận tình. D. Hối hả.

7. Con chim én trong truyện có chức năng chính là:

A. Thể hiện đạo lí đền ơn, đáp nghĩa của nhân dân ta.

B. Thể hiện quan điểm cứu vật, vật tất sẽ trả ơn.

C. Thưởng/ phạt nhân vật, thể hiện ước mơ về xã hội công bằng của nhân dân ta.

D. Có chức năng phụ trong truyện, thử thách tấm lòng, sức mạnh, phẩm chất của hai nhân vật.

8. Kết thúc của truyện đã gửi gắm đến chúng ta bài học nào?

A. Hãy biết yêu thương mọi thứ xung quanh ta, nhất định ta sẽ được báo đáp.

B. Phải biết chăm chỉ lao động, trung thực thật thà.

C. Hãy biết lắng nghe thế giới tự nhiên, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

D. Phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương, không được tham lam nếu không sẽ gặp

22 tháng 3 2022

1. B, 2. A, 3. D, 4. B, 5. C &D, 6. D, 7. C, 8. D

BA CÔ TIÊN  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả...
Đọc tiếp

BA CÔ TIÊN

  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.

        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả nên chú rất thương, chỉ muốn đi làm kiếm tiền để đỡ gánh nặng cho bố mẹ.

        Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ rằng chú muốn đi chăn trâu để phụ giúp gia đình. Bố mẹ chú thì thấy chú còn quá nhỏ, trong khi đó đàn trâu con nào cũng to lớn hơn chú gấp nhiều lần nên bố mẹ Tí Hon không cho chú đi. Nhưng với sự năn nỉ kiên trì của Tí Hon thì bố mẹ chú cũng đành bằng lòng cho chú đi chăn thử. Tí Hon mặc dù nhỏ bé nhưng chăn trâu rất giỏi, chú không để con trâu nào ăn hại lúa ngô của bà con trong vùng, con nào con nấy cũng ăn no căng cả bụng. Cả làng ai nấy cũng đều khen Tí Hon. Nhà địa chủ cũng rất ưng Tí Hon chăn trâu. Một hôm, cánh đồng làng không còn cỏ, Tí Hon phải dắt trâu lên trên núi để cho trâu kiếm cỏ ăn. Đang chăn trâu thì Tí Hon thấy có một bông hoa hồng to bằng chiếc nón nở trên cành cây. Tí Hon dắt trâu tới gần cây đó, cậu leo lên tai trâu rồi khẽ chuyển sang cành cây vào leo vào giữa bông hoa. Vào bông hoa Tí Hon thấy rất ngạc nhiên và thích thú vì bên trong bông hoa có ba cô tiên người cũng bé tí hon như cậu, một cô áo xanh, một cô áo vàng còn cô còn lại thì mặc áo đỏ. Ba cô tiên thấy tí hon thì vui mừng hỏi han rồi đem bánh kẹo ngon cho Tí Hon ăn. Tí Hon chưa ăn ngay mà lại bỏ số bánh kẹo các cô cho vào túi, thấy lạ nên ba cô tiên hỏi:

    - Kẹo chúng tôi cho, sao Tí Hon không ăn?

Tí hon đáp:

    - Tôi không ăn, tôi mang về cho bố mẹ tôi ăn, nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ tôi thì vất vả, tôi thương bố mẹ tôi lắm.

Ba cô tiên cùng nói:

    - Tí Hon cứ ăn đi, chúng tôi còn nhiều kẹo bánh mà. Ăn xong chúng tôi sẽ giúp Tí Hon .

       Một lát sau, đợi trâu ăn no cỏ. Tí Hon và ba cô tiên nhỏ bé leo lên ngồi trên sừng trâu và cùng đàn trâu đi về. Về đến nhà Tí Hon, ba cô tiên thấy đúng như Tí Hon kể, nhà của cậu rất nghèo, gian nhà thì xác xơ, ba cô tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ của chú về.

      Ba cô tiên cầm bút thần vẽ một đám ruộng to, trên ruộng là những bông lúa nở chín vàng ươm như màu nắng, cô tiên áo xanh thì vẽ rất nhiều quần áo thật đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả ruộng, lúa và quần áo đều biến thành thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi.

    - Ồ, nhà đẹp thế? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?

    Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói :

    - Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không còn nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bổng lên.

    Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng.      (Theo NXB Kim Đồng)

1.     Văn bản Ba cô tiên thuộc thể loại truyện gì? Căn cứ vào dấu hiệu nào em xác định được như vậy? 

2.     Vì sao ba cô tiên trong truyện lại giúp đỡ cậu bé Tí Hon? 

3.     Em hãy suy đoán và giải nghĩa từ “năn nỉ” “vất vả”. 

4.     Câu văn in đậm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng. 

5.     Em hãy chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong truyện. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về chi tiết kì ảo đó. 

6.     Qua câu chuyện trên, nhân dân ta muốn gửi gắm chúng ta lời khuyên gì? Trong gia đình, em đã (sẽ) thực hiện lời khuyên đó như thế nào?

1
19 tháng 3 2022

1. Truyện cổ tích.Em xác định được căn cứ vào những chi tiết kì ảo không có thật và các loại nhân vật trong câu chuyện.

2. Bởi vì cậu là một đứa con hiếu thảo,một người chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc của mình.

3. Năn nỉ: xin xỏ ai đó về một điều gì đó

  Vất vả: chỉ làm việc nhiều, liên tục, mệt mỏi.

4. Điệp từ (từ có). Làm cho người đọc thấy rõ những thứ tuyệt vời mà ba cô tiên đã tặng cho Tí Hon.

5. Chi tiết kì ảo: xuất hiện các cô tiên 

6. Nhân dân ta muốn nói rằng bản thân chúng ta phải luôn ngoan ngoãn, biết ơn , hiếu thảo với bố mẹ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

         Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

                                                      ( Trích truyện cổ tích Thạch Sanh)

Câu 1: Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn văn trên.

1
25 tháng 12 2021

mn giúp mình với ạ . mình đang cần gấp

Bài 1     Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi      Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.    Một lần đang ngồi khóc bên đường, bỗng có một ông lão đi qua. Ông lão thấy cô bé khóc. Sau khi hỏi biết sự tình ông...
Đọc tiếp

Bài 1     Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi

      Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.

    Một lần đang ngồi khóc bên đường, bỗng có một ông lão đi qua. Ông lão thấy cô bé khóc. Sau khi hỏi biết sự tình ông già nói với cô bé :

    - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Cháu phải nhớ chỉ có một bông hoa duy nhất thôi. Chỉ có bông hoa đó mới có thể giúp mẹ cháu. Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.

- Dạ, cháu cảm ơn ông!

     Cô bé liền vào rừng. Trong rừng rất nhiều hoa: hoa mận thơm nhè nhẹ, hoa hồng gai sắc nhọn, hoa cúc vàng.... Ôi, sao không thấy bông hoa trắng. Và rất lâu sau cô bé mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô bé mới tìm thấy bông hoa trắng đó.  Nhưng khi đếm chỉ có bốn cánh. Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.

                                                                                                               (Qùa tặng cuộc sống)

Câu 1:

          a) Văn bản trên kể về việc gì? Đặt nhan đề cho văn bản.

b) Tại sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? Từ đó em có suy nghĩ gì về cô bé.

c) Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống?

Câu 2:

a/ Tìm trạng ngữ trong đoạn 2 và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó

b/ Dấu gạch ngang trong văn bản dùng để làm gì? Đặt một câu có dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích

c/ Tìm  một câu có sử dụng phép liệt kê trong văn bản và cho biết tác dụng của nó

 

1
20 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

câu 1

a)- Văn bản trên kể về việc một cô bé hiếu thảo với mẹ.

- Tên nhan đề là: Cô bé hiếu thảo.

b)- Vì cô bé muốn cứu mẹ mình.

- Em thấy cô bé rất hiếu thảo, cô bé cố gắng hết sức để cứu mẹ mình.

c) Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học là phải hiếu thảo với ba mẹ, ông bà, cô giáo, thầy giáo.

chúc bạn học tốt nha.

 (mk chỉ biết làm câu 1 thôi nên mong bạn thông cảm nha)

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng em ra ở riêng.

    Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ta thán, lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa ”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Truyện đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? (nêu ngắn gọn khái niệm và một số yếu tố của thể loại)

Câu 2:  Đọc đoạn văn trên, hãy chỉ rõ một yếu tố của thể loại truyện dân gian vừa xác định ở câu 1 .

Câu 3:  Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong các câu in đậm. Từ đó xác định rõ cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được. 

Câu 4:  Khi cha mẹ mất đi, người anh đã đối xử với người em như thế nào? Em có nhận xét gì về người anh qua hành động đó. 

Câu 5:  Giải thích nghĩa của từ “lụp xụp”. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “lụp xụp” và đặt câu với mỗi từ tìm được.

Câu 6: Trong văn bản (vừa xác định ở câu 1), tác giả sử dụng nhiều các chi tiết kì ảo. Em hãy nêu ngắn gọn một chi tiết kì ảo và trình bày ý nghĩa của việc sử dụng chi tiết kì ảo đó đối với nội dung của văn bản.

Câu 7:  Nêu ngắn gọn kết thúc của câu chuyện (vừa xác định ở câu 1), kết thúc đó thể hiện quan niệm nào của nhân dân ta. Hãy tìm 2 câu chuyện cùng thể loại với câu chuyện trên cũng thể hiện quan niệm đó. 

Câu 8:  Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 6 câu tưởng tượng ra một kết thúc mới cho văn bản này. Lí giải vì sao em lại lựa chọn kết thúc đó.

Câu 9:  Đóng vai một nhân vật kể lại văn bản (đã xác định ở câu 1). Bài viết dài không quá 1.5 trang giấy. 

 

2

B nào giúp m, m sẽ tim bạn đó nhayeu

help m với

 

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. ​Một lần ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình,...
Đọc tiếp

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. ​Một lần ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình, ông già nói vói cô bé: ​- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sóng được bằng ấy năm. ​Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB văn học) Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật nào là nhân vật chính? Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra một trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó được dùng để làm gì? Ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Câu 3 (1.0 điểm): Xét theo nguồn gốc, từ “hiếu thảo” thuộc từ loại gì? Em hiểu “hiếu thảo” nghĩa là gì? Câu 4 (1.0 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Những hành động đó ngoài là biểu hiện của tấm lòng hiếu thảo còn thể hiện những vẻ đẹp nào khác trong tâm hồn, tính cách cô bé? Câu 5 (2.0 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn (từ 3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Giúp với ạ

0
ĐỀ 4Phần I: Đọc – hiểu (7điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi...
Đọc tiếp

ĐỀ 4

Phần I: Đọc – hiểu (7điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

         Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

                                                      ( Trích truyện cổ tích Thạch Sanh)

Câu 5: Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn văn trên.

2
25 tháng 12 2021

Thi tự làm ạ

25 tháng 12 2021

mn giúp tui ik  . tui đang cần gấp

loading...  nhanh giúp mik nha

 

3 tháng 3 2023

Câu 1:

a, Hạnh là học sinh chăm ngoan, học tốt. Bạn ấy luôn biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.

b, Chú cún nhà em trông nhà rất giỏi. Mỗi khi có người lạ đến là cậu ta lại đi theo và sủa rất to.

Câu 2: 

a, Mỗi tối, ba tôi đánh cờ, mẹ ngồi may quần áo cho khách.

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng dấu phẩy.

b, Tuy Mai còn nhỏ nhưng bạn giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà.

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tương phản : tuy...nhưng

c, Tôi thích học vẽ còn chị tôi thích học đàn

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bởi quan hệ từ là từ còn. 

 

 

3 tháng 4

Hạnh là học sinh chăm ngoan, học tốt. Bạn ấy luôn biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.

 

b, Chú cún nhà em trông nhà rất giỏi. Mỗi khi có người lạ đến là cậu ta lại đi theo và sủa rất to.

 

Câu 2: 

 

a, Mỗi tối, ba tôi đánh cờ, mẹ ngồi may quần áo cho khách.

 

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng dấu phẩy.

 

 

b, Tuy Mai còn nhỏ nhưng bạn giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà.

 

 

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tương phản : tuy...nhưng

 

c, Tôi thích học vẽ còn chị tôi thích học đàn

 

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bởi quan

hệ từ là từ còn.